Kỹ Thuật Phòng Bệnh Cho Lươn
Chúng tôi tư vấn, hưỡng dẫn, hỗ trợ khách hàng tất các các kỷ thuật chăn nuôi, chăm sóc lươn.
· Kỹ thuật phòng bệnh
Khi cho thức ăn, nếu thấy hiện tượng lươn ăn kém, lươn bò rải rác trong bể mà không nằm trú ẩn trong giá thể (sợi ni-lon, khung) là dấu hiệu cho biết lươn nuôi có triệu chứng bệnh. Khi phát hiện lươn bệnh thì phải ngừng cho ăn, thay nước mới, sử dụng thuốc tắm cho lươn như nước muối có hàm lượng 3-5% hoặc dùng Tetracyline trộn với thức ăn hàm lượng 5-7g/kg thức ăn, cho ăn liên tục trong vài ngày, cũng có thể hòa tan với nước tạt đều lên mặt bể với liều lượng khoảng 10g/m3, ngâm lươn trong 30 phút rồi thay nước mới.
Mộ số bệnh thường gặp ở lươn như: Bện lở loét, bệnh sốc nhiệt, bệnh nấm thủy mi, nội ký sinh, ngoại ký sinh. Cách điều trị khác nhau cho từng loại bệnh. Hãy gọi 0566.950.950 được tư vần thêmTrong quá trình nuôi lươn khi thời tiết lạnh, nhiệt độ xuống thấp kéo dài, thức ăn thừa, nước dơ lươn dễ bị nhiễm nấm thủy mi.
Nguyên nhân:
Bệnh do nấm ký sinh gây nên, những sợi nấm bám chặt vào da lươn hoặc trên bề mặt trứng lươn hút chất dinh dưỡng, làm lươn mất máu, yếu dần rồi chết. Bệnh thường xảy ra vào mùa lạnh. Khi bị bệnh trên thân lươn có các đám sợi hình cục bông gòn, nếu nặng có thể gây lở loét.
Cách xử lý:
Phòng bệnh: định kỳ 5 – 7 ngày pha dung dịch A31 với nước ngâm lươn (liều 1ml/10m3). Dung dịch sẽ có tác dụng tiêu diệt các mầm bệnh nguy hiểm cho lươn và hạn chế tối đa bệnh nấm thủy mi.
Trị bệnh: Tắm lươn bằng sản phẩm A31 với liều 1ml/m3 trong 10 – 15 phút tùy vào sức khỏe của lươn, sau đó cấp thêm nước mới vào bể. Với liệu trình trên cần thực hiện 3 lần khi phát hiện lươn có dấu hiệu nhiễm bệnh.
TRẠI LƯƠN GIỐNG VIFOODS
“Trại lươn Giống Vifoods - Bể Composite”
Hotline (24/24) : 0566.950.950
Hỗ trợ KT : 0566.950.950
Địa chỉ : 48 Đường số 1C, Kp2, Phường Phú Mỹ, Quận 7, Tp HCM
Email : [email protected]
Website : https://trailuongiong.com.vn/