Kỹ thuật nuôi lươn không bùn A-Z

Nghề nuôi lươn không bùn là một phương pháp nuôi lươn khá phổ biến tại nước ta hiện nay. Kỹ thuật nuôi lươn không bùn giúp giảm thiểu tình trạng ô nhiễm môi trường, giảm chi phí sản xuất, giảm thời gian chuẩn bị ao nuôi và tăng năng suất nuôi trồng, giảm chi phí nuôi lươn và mang lại thu nhập cao.

Có nhiều cách nuôi lươn không bùn như: Nuôi trong bể lót bạt, nuôi trong bể xi măng, nuôi trong can nhựa… Nhưng nuôi trong bể xi măng là cách nuôi mang lại hiệu quả kinh tế nhất.

I. Cách xây bể nuôi lươn không bùn

Để thiết kế một bể nuôi lươn đạt hiệu quả cao, cần lưu ý những yếu tố sau:

  1. Vị trí xây trại:
  • Nên chọn nơi khu đất cát, đất thịt có độ thoát nước tốt để đảm bảo bể không bị ngập úng.
  • Nơi có ánh sáng, gió mát, không bị tác động bởi ô nhiễm hoặc các yếu tố khác.
  • Khu vực yên tĩnh, tránh người qua lại nhiều.
Nuôi Lươn
TRUN QUE AN PHU – PROMINS
  1. Kích thước bể: Kích thước bể nuôi lươn phù hợp sẽ giúp lươn phát triển tốt hơn. Tùy vào số lượng lươn muốn nuôi, ta có thể lựa chọn kích thước bể phù hợp. Thông thường, một bể có thể có kích thước từ 4m x 2m x 0.8m đến 6m x 3m x 1m.
  2. Vật liệu làm bể: Để đảm bảo bền vững và an toàn cho lươn. Bể có thể được làm bằng xi măng hoặc nhựa PVC.
  • Bể bạt PVC
    Phải đảm bảo bề mặt luôn phẳng khi trải bạt tránh hư hỏng; bờ phải vững chắc, làm bằng khung tre hoặc sắt.
    Bể hình chữ nhật là tốt nhất, chiều cao thành bể từ 60 – 90cm.L
    Luôn lắp đặt hệ thống thoát nước xả tràn có gắn lưới.
  • Bể xi măng
    Nên xây dựng bể nuôi nữa nổi, nữa chìm với chiều cao khoảng 0,6 – 1 m, diện tích từ 8 – 20 m2. Bể có dạng hình chữ nhật, chiều rộng 2 – 3 m để dễ dàng chăm sóc.
  1. Hệ thống xử lý nước: Hệ thống xử lý nước là yếu tố quan trọng giúp đảm bảo chất lượng nước trong bể. Bể cần có hệ thống lọc để loại bỏ các chất cặn bẩn, bã hữu cơ, các tạp chất trong nước. Ngoài ra, cần cung cấp oxy cho nước bằng máy bơm oxy.

II. Cách làm nơi trú ẩn cho lươn

  • Có thể sử dụng các vật liệu như đá, gỗ, tre hoặc dây nilon để làm nơi trú ẩn cho lươn.
  • Nên chú ý tới kích thước, hình dạng và đặt nơi trú ẩn sao cho phù hợp với số lượng lươn nuôi trong bể.

III. Cách Chuẩn bị bể trước khi thả giống

  1. Xử lý nước:

  • Điều chỉnh độ pH của nước (từ 6,5 đến 7,5).
  • Loại bỏ các chất độc hại như clo, amoni, nitrit, kim loại nặng.
  1. Thử nghiệm chất lượng nước:

  • Sử dụng các bộ thử nước để kiểm tra chất lượng nước trước khi thả giống.
  • Kiểm tra nồng độ oxy hòa tan, độ pH, độ mặn, nồng độ muối,…
  1. Khử trùng bể:

  • Sử dụng chất khử trùng như clo hoặc ozon để diệt khuẩn trước khi thả giống.
nuôi lươn
TRUN QUE AN PHU – PROMINS

IV. Chọn và thả giống

  1. Chọn giống lươn
  • Nên chọn giống sinh sản nhân tạo tại các trại lươn uy tín.
  • Giống lươn có chất lượng tốt, khỏe mạnh và có năng suất cao.
  • Nếu có thể, nên chọn giống địa phương phù hợp với điều kiện thổ nhưỡng, nhiệt độ, pH của vùng nuôi.
  1. Thả giống
  • Thả giống vào mùa xuân, thường từ tháng 2 đến tháng 5.
  • Mật độ nuôi lươn không bùn tùy thuộc vào kích thước ao nuôi, nên tính toán sao cho mật độ thả không quá cao để tránh tình trạng ăn thừa, lãng phí thức ăn.
  • Trước khi thả giống, nên cho lươn tắm nước muối trong 15 phút với hàm lượng 200mmp.

V. Mật độ thả giống

  • Mật độ thả giống tối đa là 700 con/m2, lươn con size 500 con/kg
  • Mật độ thả giống tối đa là 400 con/m2, lươn con size 300 con/kg
  • Mật độ thả giống tối đa là 200 con/m2, lươn con size 100 con/kg
  • Khi lươn đạt trọng lượng 20-40 gam/con, nên phân chọn size và tách riêng ra để tránh tình trạng ăn thừa, lãng phí thức ăn.

VI. Chăm sóc và dinh dưỡng cho lươn

  1. Chăm sóc ao nuôi

  • Ao nuôi lươn nên được vệ sinh thường xuyên hàng ngày sau mỗi bữa ăn của lươn 1 giờ đồng hồ.
  • Tiến hành thay nước 100%, dùng cọ rửa thức ăn thừa, rong rêu bám trên bề mặt.
  • Nên bảo đảm độ sâu của nước từ 10 đến 20cm đối với lươn nhỏ và 15 đến 25cm đối với lươn trưởng thành.
  • Đảm bảo ánh sáng, ánh nắng vừa đủ để môi trường sống ổn định và đạt năng suất.
  • Lưu ý: khi vệ sinh thay nước hạn chế tối đa tiếp xúc vào nơi trú ẩn của lươn.
  • Nước cấp phải sử dụng nơi bể đã được lọc.
nuôi lươn
TRUN QUE AN PHU – PROMINS
  1. Thức ăn nuội lươn

  • Thức ăn cho lươn nên có đủ chất đạm, chất béo và chất xơ, nên cho ăn đa dạng các loại thức ăn như cám, bột cá, động vật thủy sinh, rau xanh,…
  • Thức ăn viên: nên chọn loại cám viên phù hợp với size lươn mình đang nuôi.
  • Lượng thức ăn phù hợp với trọng lượng lươn, nên cho ăn thường xuyên, khoảng 2-3 lần/ngày.
  • Lươn còn nhỏ size từ 100 đến 500 con/kg, mỗi lần cần cho ăn 20gr thức ăn có phối trộn với Dịch trùn quế Promins dùng cho lươn.
  • Lươn size lớn hơn từ 10 đến 100 con/kg mỗi lần cho anh 50gr thức ăn có phối trộn Dịch trùn quế Promins chuyên dùng cho lươn.
  • Lưu ý: sau 2h cho ăn nên kiểm tra sàn ăn trước khi thay nước để gia giảm thức ăn và theo dõi sức khỏe lươn.

TRẠI LƯƠN GIỐNG VIFOODS

“Trại lươn Giống Vifoods  - Bể Composite”

Hotline (24/24) : 0566.950.950
Hỗ trợ KT : 0566.950.950
Địa chỉ : 48 Đường số 1C, Kp2, Phường Phú Mỹ, Quận 7, Tp HCM
Email : [email protected]
Website : https://trailuongiong.com.vn/