Một số lưu ý khi chuẩn bị nuôi lươn không bùn

Một số lưu ý khi chuẩn bị nuôi lươn không bùn
Trong những năm qua, phong trào nuôi lươn đã hình thành và phát triển khá mạnh với nhiều hình thức như nuôi lươn không bùn, có bùn, nuôi trong can nhựa... trong đó nuôi lươn không bùn trên bể (bể lót bạt, bể ximăng) đang được người nuôi lựa chọn và đã đem lại hiệu quả kinh tế nhất định. Để phong trào nuôi lươn có thể phát triển ổn định thì những người nuôi lươn, nhất là những người chuẩn bị nuôi cần lưu ý những vấn đề sau:

Trong những năm qua, phong trào nuôi lươn đã hình thành và phát triển khá mạnh với nhiều hình thức như nuôi lươn không bùn, có bùn, nuôi trong can nhựa... trong đó nuôi lươn không bùn trên bể (bể lót bạt, bể ximăng) đang được người nuôi lựa chọn và đã đem lại hiệu quả kinh tế nhất định. Để phong trào nuôi lươn có thể phát triển ổn định thì những người nuôi lươn, nhất là những người chuẩn bị nuôi cần lưu ý những vấn đề sau:

 

709.JPG

Mô hình nuôi lươn không bùn

Một là: diện tích đất để xây dựng bể nuôi.

Mặc dù nuôi lươn không cần nhiều diện tích đất nhưng để bảo đảm tính an toàn trong quá trình nuôi thì ngoài hệ thống nuôi chính, người nuôi cần xây dựng thêm 02 bể chứa nước đã được xử lý trước khi cho vào hệ thống nuôi. Mỗi bể có khả năng cung cấp đủ nước cho hệ thống nuôi trong 24 giờ.

Hai là: Nguồn nước.

Nuôi lươn không bùn cần phải thay nước hàng ngày và có thể sử dụng nhiều nguồn nước khác nhau như: nước sông, nước máy, nước giếng... nhưng tất cả cần phải được xử lý trước khi cấp vào hệ thống nuôi ít nhất 24 giờ. Do đó, người nuôi cần xây dựng 02 bể chứa nước đã qua xử lý để sử dụng xen kẽ nhau (hôm nay xử lý nước bể này thì dùng nước bể kia để cung cấp cho hệ thống nuôi lươn và ngược lại).

Ba là: con giống.

Hiện nay giống lươn có thể được tạo ra từ nguồn sinh sản bán nhân tạo. Tuy nhiên, do nhu cầu con giống tăng cao, đôi khi con giống rơi vào tình trạng khan hiếm nên giá cả con giống cũng tăng theo, bên cạnh đó là chất lượng con giống nhiều lúc không đảm bảo. Người nuôi cần lựa chọn nơi cung cấp con giống có uy tín và nên chọn mua con giống vào mùa sinh sản của lươn (miền Bắc lươn đẻ từ tháng 4 đến tháng 8, miền Nam từ tháng 2 đến tháng 10) để được con giống có chất lượng tốt nhất.

Bốn là: thức ăn.

Đối với mô hình nuôi lươn không bùn thì sử dụng thức ăn viên công nghiệp là chủ yếu, ngoài ra có thể bổ sung thêm thức ăn tươi sống, trùn quế... Điều cần lưu ý là thức ăn công nghiệp sử dụng để nuôi lươn phải bảo đảm có hàm lượng đạm cao (độ đạm >40 %) trong suốt quá trình nuôi thì mới bảo đảm được sự phát triển của lươn mà giá thành loại thức ăn này luôn ở mức cao nên người nuôi cần lưu ý đến khả năng kinh tế và nguồn cung cấp ổn định trong suốt quá trình nuôi.

Năm là: kiến thức về phòng trị bệnh.

Mặc dù nuôi lươn không bùn có thay nước hàng ngày nên khả năng bệnh xảy ra là tương đối thấp. Tuy nhiên người nuôi cần trang bị cho mình một số kiến thức cơ bản về cách nhận biết cũng như kỹ thuật phòng trị một số bệnh thường gặp trên lươn để có thể xử lý kịp thời khi có tình huống xấu xảy ra nhằm hạn chế thấp nhất thiệt hại.

Sáu là: khả năng kinh tế.

Nuôi lươn không bùn không cần nhiều diện tích nhưng chi phí đầu tư là tương đối lớn. Ví dụ: để đầu tư một hệ thống nuôi hoàn chỉnh cho 2.000 con lươn thương phẩm thì theo tính toán của nhà chuyên môn cũng như những người nuôi có kinh nghiệm thì chi phí đầu tư cho suốt vụ nuôi vào khoảng 30 triệu đồng. Khoản chi phí này còn phụ thuộc vào giá cả con giống, thức ăn ... vào từng thời điểm nuôi.

TRẠI LƯƠN GIỐNG VIFOODS

“Trại lươn Giống Vifoods  - Bể Composite”

Hotline (24/24) : 0566.950.950
Hỗ trợ KT : 0566.950.950
Địa chỉ : 48 Đường số 1C, Kp2, Phường Phú Mỹ, Quận 7, Tp HCM
Email : [email protected]
Website : https://trailuongiong.com.vn/